Celogot – Điều trị và phòng ngừa cơn gút cấp
Hoạt chất: Colchicin 1mg
Công dụng: Điều trị và phòng ngừa cơn gút cấp
Nhà sản xuất: Celogen Pharma Pvt., Ltd.
Xuất xứ: Ấn Độ
Số đăng ký: VN-19909-16
*Thuốc chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
Thành phần
Mỗi viên nén có chứa 1mg colchicin.
Tá dược: Avicel, natri croscarmellose, magnesi stearat, tinh bột ngô, lactose.
Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
Điều trị cơn gút cấp và phòng ngừa ngắn hạn trong quá trình điều trị khởi đầu với allopurinol và các thuốc gây uric niệu.
Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
– Suy thận nặng, bệnh nhân có độ thanh thải ClCr < 10ml/phút
– Suy gan nặng.
– Người mang thai.
– Bệnh nhân có nguy cơ glaucom góc hẹp bị bí đái.
– Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận đang sử dụng 1 thuốc ức chế mạnh CY3A4 hoặc P-glycoprotein.
Liều dùng
– Điều trị trong gút cấp: Liều 1mg, cách nhau 4 – 6 giờ cho đến khi cơn đau giảm hoặc bị nôn hoặc tiêu chảy. Tổng liều trong một đợt điều trị không được quá 6mg. Không nên lặp lại đợt điều trị trong vòng 3 ngày.
– Phòng ngừa ngắn hạn trong quá trình điều trị khởi đầu với allopurinol và thuốc gây uric niệu:
– Dùng 1/2 viên (tương đương với 0,5mg colchicin) cho 1 lần sử dụng. Ngày dùng 2 – 3 lần.
– Đối với bệnh nhân suy thận: Đối với suy thận từ nhẹ/vừa (độ thanh thải creatinin 10 – 50ml/phút) giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa các liều.
Tác dụng phụ
Thường gặp, ADR >1/100
Buồn nôn, nôn, đau bụng.
Với liều cao: Ỉa chảy nặng, chảy máu dạ dày – ruột, nổi ban, tổn thương thận.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn về máu (trị liệu dài ngày), giảm tinh trùng (hồi phục được).
*Hướng dẫn cách xử trí ADR
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống colchicin là buồn nôn, đau bụng, nôn và in chảy. Cần ngừng dùng cochicin nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn. Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên và thường sau 24 – 48 giờ. Có thể dùng các thuốc chống ỉa chảy hay thuốc làm chậm nhu động ruột để điều trị ia chảy do colchicin gây ra.
Điều trị dài ngày: cần theo dõi đều đặn xem người bệnh có bị tác dụng phụ không, kiểm tra điều đặn các tế bào máu, công thức bạch cầu. Khi có các tác dụng phụ thì phải hiểu đó là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc . Nên ngừng dùng colchicin hoặc phải giảm liều.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc .
Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
– Khi dùng để điều trị đợt gút cấp: Phải thận trọng ở người bị suy thận hoặc suy gan.
– Thận trọng với người mắc bệnh tim, bệnh gan, thận hay bệnh tiêu hóa.
– Bệnh nhân cao tuổi bị suy nhược dễ bị ngộ độc do tích tụ thuốc.
*Thời kỳ mang thai và cho con bú
– Thời kỳ mang thai: Chống chỉ định.
-Thời kỳ cho con bú Colchicin được đào thải qua sữa mẹ . Người ta chưa thấy trẻ bị ngộ độc qua đường sữa nhưng người mẹ có thể tránh làm nồng độ thuốc cao trong sữa bằng cách uống thuốc vào buổi tối trước khi ngủ và cho con bú sau 8 giờ.
*Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Không ảnh hưởng.
*Quá liều: Liều gây độc là khoảng 10 mg. Liều gây chết là trên 40 mg.
Ngộ độc colchicin chủ yếu là do ý đồ tự tử. Ngộ độc là rất nặng và tỷ lệ tử vong rất cao (30 %). Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi uống thuốc từ 1 đến 8 giờ. Đau bụng nhiều và lan tỏa, nôn nhiều, liệt ruột, ỉa chảy nhiều có thể có máu. Ngoài ra còn có thể bị viêm dạ dày, đau khớp, hạ canxi huyết, sốt, phát ban, kể cả ban như sốt hồng ban, sau đó là mất nước dẫn đến thiếu niệu Tổn thương thận dẫn đến thiếu niệu và đái ra máu. Gan to và các tranzaminase tăng rất cao. Tổn thương mạch nặng gây sốc và trụy tim mạch. Các rối loạn về máu (tăng bạch cầu rồi sau đó là giảm bạch cầu và tiểu cầu do tổn thương tủy), thở nhanh, rụng tóc (vào ngày thứ 10). Nhược cơ nặng và có thể liệt thần kinh trung ương đi lên trong lúc bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Tiên lượng khó khăn. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 do rối loạn nước – điện giải, suy hô hấp, trụy tim mạch và nhiễm khuẩn huyết.
Không có điều trị đặc hiệu cho ngộ độc và quá liều colchicin. Tăng đào thải thuốc bằng rửa dạ dày rồi sau đó là hút tá tràng và dùng than hoạt. Các biện pháp điều trị hỗ trợ là phục hồi cân bằng nước – điện giải, dùng kháng sinh toàn thân và kháng sinh đường tiêu hóa với liều cao, có thể tiêm atropin hay morphin để giảm đau bụng, dùng trị liệu chống sốc, cho thở oxy để đảm bảo trao đổi hô hấp tốt. Nếu có suy chức năng thận thì có thể phải lọc thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc.
Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
– Các thuốc tim mạch: Bệnh cơ cấp tính được báo cáo ở bệnh nhân suy thận mãn tính sử dụng colchicin với simvastatin. Các trường hợp tương tự đã được báo cáo ở bệnh nhân suy thận có sử dụng đồng thời colchicin và fluvastatin, pravastatin.
– Ciclosporin: Dùng đồng thời colchicin và ciclosporin làm tăng độc tính của ciclosporin, đặc biệt là bệnh nhân có các bệnh về cơ, suy thận…
Các kháng sinh nhóm macrolid: Độc tính có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời colchicin với erythromycin, clarithromycin ở bệnh nhân suy gan, suy thận…
– Tolbutamid: Tolbutamid có thể làm trầm trọng thêm độc tính của colchicin ở bệnh nhân suy gan, các tác dụng phụ chủ yếu ở trên hệ thần kinh cơ.
– Vitamin B12: Colchicin làm giảm hấp thu vitamin B12 do tác động độc đối với niêm mạc ruột non. Sự hấp thu này có thể được phục hồi.
Bảo quản: Trong bao bì kín, dưới 30 độ C.
Đóng gói: Hộp lớn gồm 10 hộp nhỏ x 1 vỉ x 10 viên
Thương hiệu: Celogen Pharma
Nơi sản xuất: Ấn Độ
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.
Thông tin bổ sung
Dạng bào chế | Viên nén |
---|---|
Đợt cấp | Đang cập nhật |
Hàm lượng | Đang cập nhật |
Hoạt chất | Colchicin 1mg |
Năm cấp | 05/09/2016 (20/12/2022) |
Quy cách | 10 hộp nhỏ x 1 vỉ x 10 viên |
Số giấy phép | VN-19909-16 |
Số quyết định | 433/QÐ-QLD |
Tên thuốc | Celogot |
Tiêu chuẩn | USP38 |
Các đánh giá
Hiện chưa có đánh giá nào.