Tổng số phụ: 38,000 ₫
Vitasmooth 600mg – Phòng và điều trị loãng xương
55,000 ₫ / Hộp 1 lọ 24 viên
- Hoạt chất: Calci 600mg (Calci carbonat), Cholecalciferol (vitamin D3) 400 UI.
- Công dụng: Có tác dụng cung cấp calci và vitamin D3, phòng và điều trị loãng xương ở phụ nữ, người có nguy cơ cao.
- Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco .
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Số đăng kí: VD-30713-18.
Thành phần
Mỗi viên nhai chứa:
– Dược chất : Calci carbonat tương đương calci 600mg, Cholecalciferol (vitamin D3) 400IU
– Tá dược : Microcrystallin cellulose , maltodextrin , dextrates hydrated , ethyl vanillin , raspberry flavour , magnesi stearat , violet , sunset yellow , tartrazin yellow .
Chỉ định
– Phòng và điều trị loãng xương ở phụ nữ, người có nguy cơ cao (tuổi trung niên, phụ nữ tuổi mãn kinh, bệnh nhân dùng corticoid kéo dài, sau cắt dạ dày, chấn thương hoặc thời gian dài nằm bất động).
– Điều trị các bệnh lý xương: loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mất xương cấp và mãn, bệnh Scheuermann.
– Cung cấp calci và vitamin D3 cho sự tăng trưởng hệ xương răng của trẻ em, thanh thiếu niên, tuổi dậy thì và các trường hợp tăng nhu cầu calci (phụ nữ có thai và cho con bú, điều trị gãy xương, …)
– Điều trị bổ sung calci cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Chống chỉ định
– Chống chỉ định tuyệt đối trong trường hợp tăng calci huyết do u tuỷ, ung thư xương di căn hoặc bệnh xương ác tính, bệnh sarcoid, tăng năng tuyến giáp nguyên phát và quá liều vitamin D. Suy thận nặng. Nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Chống chỉ định tương đối trong trường hợp loãng xương do nằm bất động lâu ngày, sỏi thận hoặc tăng calci niệu nặng.
Liều dùng
– Người trưởng thành, người già và trẻ em trên 12 tuổi: nhai 2 viên mỗi ngày, tốt nhất là 1 viên vào buổi sáng và 1 viên vào buổi tối.
– Trẻ em dưới 12 tuổi: liều dùng chưa được đề nghị.
Tác dụng phụ
* Calci carbonat:
– Tác động trên đường tiêu hóa: muối calci dùng đường uống thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Muối calci cũng có thể gây bón.
– Tăng calci máu tăng calci máu hiếm gặp khi sử dụng calci đơn độc, nhưng có thể xảy ra khi dùng liều cao trên bệnh nhân thận mạn. Tăng calci máu nhẹ có thể không triệu chứng có biểu hiện như táo bón, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa . Tăng calci máu rõ có thể biểu hiện những thay đổi tâm thần như lú lẩn, mê sảng
– Hướng dẫn xử trí ADR: Tăng calci máu nhẹ thường dễ dàng kiểm soát được bằng cách giảm lượng calci đưa vào cơ thể (giảm liều hoặc ngừng bổ sung calci ), các trường hợp tăng calci máu nặng có thể cần phải điều trị đặc hiệu ( ví dụ như thẩm tích máu.
*Cholecalciferol ( vitamin D3 )
– Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc . – Tuy nhiên, có thể xảy ra quá liều vitamin D khi trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng nhạy cảm với các thuốc tương tự vitamin D và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng của tăng calci máu
– Nguy cơ tăng calci máu và tăng phosphor máu
– Triệu chứng cấp: chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón.
– Triệu chứng mạn : calci hóa các mô mềm , loạn dưỡng các rối loạn thần kinh cảm giác.
– Hướng dẫn xử trí ADR: Nên tránh điều trị quá tích cực giảm calci máu vì chuyển thành tăng calci máu còn nguy hiểm hơn. Thường xuyên xác nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 – 10 mg/dl ( 4,5 – 5 mEq/dl ). Nồng độ calci huyết thanh thường không được quá 11 mg/dl.
Trong khi điều trị bằng vitamin D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphat , magnesi huyết thanh , nitơ urê máu, phosphatase kiềm máu, calci và phosphat trong nước tiểu 24 giờ.
Giảm nồng độ phosphatase kiềm thường xuất hiện trước tăng calci máu ở người nhuyễn xương do thận.
Nên uống nhiều nước hoặc truyền dịch để tăng thể tích 1 tiểu nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
Bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình hoặc những bệnh nhân tăng calci máu nhẹ nên được theo dõi chặt chẽ. Kiểm tra định kỳ nồng độ calci máu và calci niệu ở những bệnh nhân này.
Ở những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận, đo lường mức độ thải trừ calci qua thận để tránh tăng calci niệu.
Với những bệnh nhân điều trị lâu dài phải kiểm soát chặt chẽ calci máu, calci niệu và chức năng thận. Giảm liều hoặc ngừng điều trị tạm thời nếu calci niệu vượt quá 7,5 mmol/24 giờ ( 300 mg/ 24 giờ ).
Bệnh nhân đang được điều trị bệnh tim mạch (thuốc lợi tiểu thiazid, glycosid tim bao gồm cả digitalis ).
Bệnh nhân có nguy cơ tăng calci máu như bệnh nhân bị bệnh sarcoid hoặc các bệnh lý ác tính khác.
Những bệnh nhân không dung nạp fructose mang tính đi truyền, kém hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu enzym sucrase – isomaltase không nên sử dụng thuốc này.
* Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai và cho con bú nên sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc . Trong suốt quá trình mang thai và cho con bú nhu cầu calci và vitamin D gia tăng nhưng có thể được bổ sung từ những nguồn cung cấp khác. Quá liều vitamin D có thể gây quái thai ở động vật. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về việc sử dụng thuốc này ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Ở người, tăng calci máu trong thời gian dài có thể dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, hẹp động mạch chủ và bệnh màng lưới ở trẻ mới sinh. Vitamin D và có chất chuyển hóa của nó cửa được sữa mẹ .
*Lái xe và vận hành máy móc : không ảnh hưởng.
*Calci carbonat
– Tăng calci máu có thể xảy ra khi sử dụng muối calci với thuốc lợi tiểu thiazid (dẫn đến giảm thải trừ calci qua nước tiểu) hoặc vitamin D dẫn đến tăng hấp thu calci từ ruột).
– Corticosteroid: làm giảm hấp thu calci từ ruột – Biphosphonat: điều trị đồng thời muối calci với các biphosphonat (như alendronat, etidronat, ibandronat, risedronat) có thể dẫn đến giảm hấp thu biphosphonat từ đường tiêu hóa . Để làm giảm thiểu tác động của tương tác này, cần uống muối calci tối thiểu 30 phút sau khi uống alendronat hoặc risedronat; tối thiểu 60 phút sau khi uống bandronat và không được dùng trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống etidronat.
– Các glycosid trợ tim: calci cộng tác dụng hướng cơ tim và tăng độc tính của glycosid trợ tim; hậu quả có thể gây loạn nhịp nếu sử dụng đồng thời (đặc biệt khi calci dùng đường tĩnh mạch, đường uống nguy cơ thấp hơn) .
– Chế phẩm sắt: sử dụng đồng thời muối calci với các chế phẩm sắt đường uống có thể dẫn đến giảm hấp thu sắt, cần khuyên bệnh nhân sử dụng hai chế phẩm này tại các thời điểm khác nhau .
– Các quinolon: sử dụng muối calci đồng thời với một số kháng sinh nhóm quinolon (ví dụ như ciprofloxacin) có thể làm giảm sinh khả dụng của quinolon , không được uống cùng một thời điểm , nên uống cách xa nhau tối thiểu 3 giờ.
– Các tetracyclin: phức hợp của calci với các kháng sinh tetracyclin làm bất hoạt kháng sinh, vì vậy không được uống cùng một thời điểm, nên uống cách xa nhau tối thiểu 3 giờ
*Cholecalciferol (vitamin D3)
– Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin conlestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột
– Sử dụng dầu khoảng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin ở nuột . Điều trị đồng thời vitamin D với các thuốc lợi niệu thiazid cho những người suy cận giáp có thể dẫn đến tăng calci máu. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người cận giáp gây tăng calci máu có lẽ do làm tăng giải phóng calci từ xương
– Không nên dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital và/hoặc phenytonin (và có thể với những thuốc khác gây dị ứng enzym gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng 25 – hydroyerpocalciferol và 25 – hydroxycolecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa vitamin D thành những d không có hoạt tỉnh – – Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D.
– Không nên dùng đồng thời vitamin D với các glycosid trợ vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci máu, dẫn đến loạn nhịp tim.
Bảo quản: Dưới 30 độ C. Tránh ẩm và ánh sáng
Thông tin bổ sung
Số giấy phép | VD-30713-18 |
---|---|
Tên thuốc | Vitasmooth 600mg |
Hoạt chất | Calci (dưới dạng calci carbonat) 600mg; Cholecalciferol (vitamin D3) 400 IU |
Hàm lượng | 600mg, 400 IU |
Số quyết định | 442/QÐ-QLD |
Năm cấp | 05/07/2018 |
Đợt cấp | Đang cập nhật |
Quy cách | Hộp 1 lọ 12 viên, lọ 24 viên, lọ 30 viên |
Dạng bào chế | Viên nhai |
Tiêu chuẩn | TCCS |
Các đánh giá
Hiện chưa có đánh giá nào.