Tổng số phụ: 1,472,000 ₫
Famoster Injection ” T.F”
380,000 ₫ / Hộp 10 ống x 2ml
Hoạt chất : Mỗi ống 2ml có chứa Famotidine 20mg
Công dụng : Điều trị đối với những bệnh nhân nhập viện có tình trạng tăng tiết acid bệnh lý hoặc vết loét khó chữa, hoặc được chỉ định thay thế cho các dạng bào chế dùng đường uống để sử dụng ngắn hạn ở những bệnh nhân loét dạ dày không thể uống thuốc.
Nhà sản xuất : Ta Fong Pharmaceuticals (Taiwan)
Xuất xứ : Đài Loan
Số đăng ký : VN-19691-16
Thành phần
Thuốc tiêm có chứa thành phần Famotidine 20mg
Tá dược: Acid L-Aspartic, D-Mannitol, Cồn Benzyl, nước cất pha tiêm vừa đủ 2ml.
Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
Thuốc Famoster Injection 10 mg/ml “T.F” được chỉ định dùng trong các trường hợp sau
– Ðiều trị đối với những bệnh nhân nhập viện có tình trạng tăng tiết acid bệnh lý hoặc vết loét khó chữa (vết loét khó chữa là vết loét không thể chữa khỏi hoàn toàn sau 8 đến 12 tuần, mặc dù đã được điều trị thích hợp bằng thuốc kháng loét hiện đại phù hợp với từng bệnh nhân).
– Thay thế cho các dạng bào chế dùng đường uống để sử dụng ngắn hạn ở những bệnh nhân loét dạ dày không thể uống thuốc.
Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
– Bệnh nhân quá mẫn với quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với các thuốc kháng thụ thể H2.
Liều dùng và cách dùng
Cách dùng
– Thuốc dùng theo đường tĩnh mạch.
Liều dùng
– Liều khuyến cáo với đường tĩnh mạch là 20mg mỗi 12 giờ. Có thể tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong khoảng 15 – 30 phút, có thể lặp lại liều mỗi 12 giờ.
– Trẻ em: Đối với trẻ em nhập viện từ 1 đến 16 tuổi với tình trạng loét dạ dày hay tá tràng khó chữa hoặc không thể uống được, famotidine có thể tiêm/truyền tĩnh mạch với liều 0,25mg/kg (tiêm trong thời gian ít nhất là 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong khoảng 15 phút) mỗi 12 giờ, tổng liều hàng ngày lên tới 40mg.
– Bệnh nhân suy thận: Những bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinine nhỏ hơn 10 ml/phút được khuyến cáo giảm liều một nửa so với liều bình thường hoặc tăng khoảng cách giữa các liều lên khoảng 30 – 48 giờ tùy theo đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Famoster Injection 10 mg/ml “T.F”, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
– Toàn thân: Mệt mỏi, suy nhược.
– Tim mạch: Loạn nhịp tim, block nhĩ thất, đánh trống ngực.
– Tiêu hóa: Vàng da ứ mật, men gan bất thường, nôn, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, khô miệng.
– Máu: Hiếm gặp mất bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
– Quá mẫn: Sốc phản vệ, phù mạch, phù mắt hoặc phù mặt, mày đay, phát ban, sung huyết kết mạc.
– Cơ xương: Đau cơ xương khớp bao gồm cả chuột rút, đau khớp.
– Thần kinh, tâm thần: Co giật toàn thân, rối loạn tâm lý có thể hồi phục trong trường hợp thu hồi tất cả các báo cáo theo dõi bao gồm ảo giác, lú lẫn, kích động, trầm cảm, lo âu, giảm ham muốn tình dục, dị cảm, mất ngủ, ngủ gà. Rất hiếm trường hợp bị co giật ở những bệnh nhân suy thận được báo cáo.
– Hô hấp: Co thắt phế quản, viêm phổi kẽ.
– Da: Hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Stevens – Johnson (rất hiếm), rụng tóc, mụn trứng cá, ngứa, da khô, đỏ ứng.
– Ù tai, rối loạn vị giác.
– Hiếm có báo cáo về hiện tượng liệt dương, vú to.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
– Cần xem xét khả năng loét dạ dày ác tính trước khi bắt đầu điều trị bởi việc dùng thuốc có thể che dấu triệu chứng và làm cản trở việc chẩn đoán.
– Đối với những bệnh nhân suy thận trung bình hoặc nặng, độ thanh thải của famotidine giảm, thời gian bán thải tăng lên, làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương. – Do vậy đã có khuyến cáo giảm 50% liều famotidine cho những bệnh nhân suy thận. Sự lọc máu không đào thải hiệu quả famotidine ra khỏi hệ tuần hoàn. Liều bổ sung famotidine không được yêu cầu trong hoặc sau khi quá trình thẩm tách hay lọc máu.
– Nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn về gan có thể xuất hiện khi điều trị bằng famotidine.
– Hiệu quả và an toàn của famotidine đối với trẻ em 1 – 16 tuổi đã được xác nhận bởi những bằng chứng từ các nghiên cứu đầy đủ, có kiểm soát ở người trưởng thành và từ một số lượng nhất định các nghiên cứu trên trẻ em. Không có các thông số về dược động học và dược lực học của famotidine trên trẻ em dưới 1 tuổi. Famotidine không được tự sử dụng cho em dưới 12 tuổi nếu không có chỉ dẫn của các bác sĩ lâm sàng.
– Thuốc được bài tiết chủ yếu qua thận. Do ở người già chức năng thận thường bị suy yếu, cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn liều điều trị.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ có thai: Thuốc chỉ nên sử dụng trong thai kỳ khi thực sự cần thiết.
– Phụ nữ cho con bú: Famotidine được phát hiện trong sữa mẹ. Người mẹ đang cho con bú nên ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú trong thời kỳ dùng thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
– Famotidine có thể gây ra tác dụng phụ nhất định như nhầm lẫn hoặc ảo giác, do đó, bệnh nhân nên biết họ sẽ phản ứng như thế nào với famotidine trước khi lái xe hay vận hành máy móc hoặc tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo và phối hợp.
Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
– Như những tác nhân đối kháng histamine ở thụ thể H2 khác, ảnh hưởng của famotidine trên pH dạ dày tác động đến hấp thu của một số thuốc.
– Thuốc hạ acid uric máu: Với liều tổng cộng lên tới 1500mg, thuốc hạ acid uric máu đã ảnh hưởng đáng kể tới dược động học của famotidine 20mg trên 8 đối tượng nghiên cứu sức khỏe. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh của famotidine và diện tích dưới đường cong nồng độ/thời gian tăng đáng kể và độ thanh thải ở thận giảm đáng kể. Điều này được giải thích bởi các thuốc hạ acid uric máu ức chế bài tiết famotidine qua ống thận.
– Theophylline: Có báo cáo về sự tương tác đáng kể trên lâm sàng của famotidine và theophylline. Famotidine được báo cáo không làm thay đổi sự phân bố theophylline nhưng một nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra rằng độ thanh thải của theophylline giảm đáng kể ở những bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Kháng sinh: Các tác nhân đối kháng histamine H2 làm giảm hấp thu cefpodoxime.
– Thuốc kháng nấm: Các tác nhân đối kháng histamine H2 làm giảm hấp thu itraconazole và ketoconazole.
– Thuốc kháng virus: Các tác nhân đối kháng histamin H2 có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của azatanavir, tăng nồng độ trong huyết tương của raltegravir. Do đó, các nhà sản xuất raltegravir khuyên nên tránh sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này. Các tác nhân đối kháng histamin H2 còn có khả năng làm giảm hấp thu lapatinib nên các nhà sản xuất lapatinib cũng khuyên nên tránh các tác nhân đối kháng histamine ở thụ thể H2.
Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 30ºC. Tránh ánh sáng
Đóng gói: Hộp 10 ống
Thương hiệu: Ta Fong Pharmaceutical
Nơi sản xuất: Taiwan, Province Of China
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.
Các đánh giá
Hiện chưa có đánh giá nào.